Thế chiến thứ 3 nổ ra ở châu Á – Thái Bình Dương?

Giới phân tích phương Tây quan ngại đối đầu Trung – Mỹ.

Lo sợ quân đội Trung Quốc phát triển vượt bậc mỗi ngày, Mỹ tìm mọi cách kìm chế mà việc tăng cường hợp tác quân sự với Australia là động thái mới nhất.

Bất chấp thất bại trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, Mỹ vẫn duy trì vai trò thống trị ở khu vực Thái Bình Dương, nơi cư ngụ của một nửa dân số thế giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Với sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế, giới phân tích ví von rằng Trung Quốc – “người khổng lồ ngủ say” bắt đầu thức giấc.

Điều đáng nói là, sức mạnh kinh tế đang mang lại cho Trung Quốc một nguồn sức mạnh mới: Sức mạnh quân sự khi đi kèm sự thịnh vượng là khả năng hiện đại hóa quốc phòng. Và Trung Quốc không ngần ngại phô trương các khả năng này ngay tại châu Á – Thái Bình Dương với tham vọng kiểm soát khu vực vốn từ lâu là lợi ích của người Mỹ.

Thêm

Khi Ấn độ trở thành siêu cường

Sự ra đời của một siêu cường mới có thể trở thành sự kiện đáng ngạc nhiên và gây xáo trộn trật tự toàn cầu. Nhưng bên cạnh mối lo ngại về quyền lực, đôi khi những điều tốt đẹp sẽ xuất hiện.
Kolkata (tên trước đây: Calcutta) là thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ. Với dân số 11 triệu người, được biết tới như trung tâm thương mại – tài chính của Đông Ấn Độ, Kolkata phản chiếu những mặt tương phản nhất trong đời sống nước này.
Gần sân bay quốc tế, tại quận Salt Lake, những tòa nhà và văn phòng IT mới mọc lên nhan nhản. Tại khách sạn Oberoi ở trung tâm thành phố, hương thơm ngọt ngào, sự thanh lịch từ thời Kolkata còn là thuộc địa Anh vẫn hiện hữu.
Đội tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Indian Navy

Thêm

Âu Châu Vào Bước Ngoặt

12/03/2011

Nguyễn Xuân Nghĩa
Con đường khổ ải của Âu Châu….
Vài tuần tới, ngày mùng chín, lãnh đạo các nước Âu Châu sẽ lấy một quyết định sinh tử cho cả đại lục hơn 500 triệu dân của 27 quốc gia, trong đó có 17 nước đã dùng chung một đồng Euro….
Tiếp theo Tổng thống Nicolas Sarkozy vào tháng 10, cuối tháng 11, Ngoại trưởng Pháp cũng vừa nhắc lại lời cảnh báo có thể làm thiên hạ rùng mình: nếu không cứu được đồng Euro, chiến tranh có thể bùng nổ tại Âu Châu!
Trên cột báo này, từ nhiều năm trước rồi, người viết vẫn tỏ vẻ hoài nghi khả năng tồn tại của việc thống nhất Âu Châu – Liên hiệp Âu châu EU như người ta vẫn gọi từ năm 1993 – lẫn kế hoạch hợp nhất tiền tệ của khối Euro.
Thêm

Human Rights Summit 2011

Tại sao cờ đỏ của Nhà Nước XHCN đảng Ta dấu và cất nơi đâu trong những lần “nhân- quyền-dân-chủ-vươn-ra-biển Lớn” như thế này nhỉ ?- Họ lại mời ” Quốc Kỳ ” cờ vàng của VNCH ngày xưa lên trình làng – Họ không thấy Nhân Quyền của đảng ta rất cao sao … Trong nước Việt Nam bây giờ chỉ có “Đảng quyền” và “Trung cộng quyền” mà thôi … Còn “Nhân quyền” nơi mô ?????

Tuổi Trẻ Ai Cập – Tuổi Trẻ Việt Nam

Sau 18 ngày biểu dương lòng yêu nước, Tuổi Trẻ và Nhân Dân Ai Cập đã dành được quyền làm chủ vận mệnh và tương lai của chính mình. Tổng Thống Hosni Mubarak đã phải ra đi.

2011 – Tuổi Trẻ Ai Cập đã như thế.

2011 – Tuổi Trẻ Việt Nam ĐANG NGHĨ GÌ? – ĐẾN KHI NÀO?

NIKOLAI GROZNI – BÓNG MA NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐàQUA

Trần Quốc Việt dịch

Paris

Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 25 tháng Giêng, tôi hầu như không rời xa màn hình ti vi một ly nào. Tôi có thể đang ở Pháp, nhưng hồn bay bổng ở tận quảng trường Tahrir. Tôi đang ném đá. Tôi đang thở bằng hơi cay. Tôi đang châm ngòi bom xăng. Tôi đang tránh đạn. Tôi đang đánh nhau với đám cảnh sát đầu mít đặc. Tôi đang nguyền rủa mọi biểu tượng của chế độ cho đến khi khàn cả giọng.

Tại sao? Vì trước đây tôi đã từng làm tất cả những chuyện này, suốt trong mùa hè năm 1989 và 1990, khi cơn dịch phẫn nộ bùng phát và lan tràn ra trên khắp Đông Âu và Liên Xô, và rồi lần nữa vào năm 1991 và 1997, khi Đảng Cộng Sản Bulgaria và kẻ kế thừa ghê tởm của nó cuối cùng mất hết sự bám víu quá chặt vào quyền lực. Thêm

Đảng CSVN: Cực Kỳ Phản Động Và Phản Quốc

Sơn Tùng

  Báo Quân Đội Nhân Dân, một trong hai cái mồm chính thức của Đảng CSVN, ngày 27-6-2011 đăng một bài tựa đề “Lựa chọn, bố trí đúng cán bộ trong chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo, quản lý”, tác giả là “Trung tướng PGS, TS Nguyễn Tiến Bình” đã nói đến “bài học” về sự sụp đổ của Đế quốc Đỏ Sô Viết năm 1991 như sau:

“Sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và phải trả ngay những giá rất đắt nếu mắc sai lầm trong lựa chọn, bố trí cán bộ. Sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết cách đây 20 năm cho chúng ta bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Nhân danh ‘đổi mới’, ‘cải tổ’, những phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích quốc gia dân tộc, dùng mọi thủ đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội. (Khi M.Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, có 8 ủy viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng và hàng chục lãnh đạo cấp bộ, 92,5% trong 150 bí thư khu ủy, thành ủy, tỉnh ủy bị cách chức hoặc thay thế; trong ba năm từ 1987 đến 1989 có khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược của quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch – chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc cho ra quân với lý do ‘tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ’, được thay thế bởi những phần tử ‘cấp tiến’). Từ đó, làm cho Đảng Cộng sản Liên Xô bị mất vai trò lãnh đạo và tan rã, Quân đội Liên Xô tuy còn 3,9 triệu quân, được trang bị rất hiện đại, vượt xa quân đội các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị ‘phi chính trị hóa’ nên mất sức chiến đấu, không bảo vệ được Tổ quốc XHCN…”(ngưng trích) Thêm

Người Philippines sinh sống ở nước ngoài biểu tình chống Trung Cộng

Hình: AP
Người Philippines biểu tình trước lãnh sự Trung Cộng tại khu tài chính Makati ở Manila, ngày 8/6/2011.
Trung Cộng, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần đối với quần đảo Trường Sa.

Những người Philippines sinh sống ở ngoại quốc đang chuẩn bị thực hiện điều mà họ mô tả là một cuộc phản kháng toàn cầu với các cuộc biểu tình ở nhiều nơi trên thế giới nhằm phản đối Trung Cộng.

Bản tin hôm thứ Năm của tờ Asia Journal ở New York cho biết các cuộc biểu tình chống Trung Cộng về vấn đề Biển Đông diễn ra vào ngày ngày 8 tháng 7 (2011) trước các lãnh sự Trung Cộng ở Hoa Kỳ, Canada, Australia và Philippines. Thêm

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC (3)

Iris Vinh Hayes

Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn – Đoạn 3

(trang 23-32 )

Nhu Cầu Cho Sự Hình Thành Một LBĐNAC

Để thực sự đạt hiệu quả cho chiến lược BVKCLBTQ [bao vây, kềm chế, làm bể Trung Quốc], sáu quốc gia VMLMTM [Việt, Miên, Lào, Mã, Thái, Miến] phải trở thành một khối có đủ thực lực trấn giữ góc Đông Nam Á Châu. Khối này không thể chỉ là một tập hợp đa quốc gia đồng ý tham dự trên nguyên tắc rồi tiếp tục duy trì sự hoạt động cục bộ, chưa nói tới những xung đột có thể xảy ra giữa những thành viên trong khối. Nói một cách khác, tập hợp VMLMTM phải trở thành một thực thể có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và sức mạnh này phải lớn hơn gấp nhiều lần sức mạnh đến từ sự cộng hợp dưới một hình thái liên minh vá víu lỏng lẻo. Một sức mạnh như vậy chỉ có thể thoát thai từ một kết hợp thực sự và trọn vẹn. Thêm

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC (2)

Ph.D. Iris Vinh Hayes

Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn – Đoạn 2

(trang 20-24)

Vị Thế Chiến Lược Của Việt, Miên, Lào, Miến Thái, Mã

Trong nỗ lực bao vây kềm chế Trung Cộng, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ lôi kéo những quốc gia chung quanh Trung Quốc để thiết lập một quan hệ ngoại giao và quân sự gắn bó hơn nhằm thành lập một vòng đai “bao vây tiếp cận.” Và dĩ nhiên là sáu quốc gia VMLMTM [Việt, Miên, Lào, Mã, Thái, Miến] cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Đi xa hơn, trong nỗ lực làm cho Trung Quốc bể ra nhiều mảnh, dẫn dụ đối tượng vào một cuộc chiến tiêu hao nội lực trầm trọng đưa đến sự tan rã từ bên trong là một chọn lựa trong số những chọn lựa chiến lược (startegic options) của Hoa Kỳ. Liệu điều này có thể xảy ra hay không? Rất có thể, vì đây là một cuộc thư hùng mà cả hai phía đều có những động lực thúc đẩy. Vấn đề chỉ là nổ ra ở thời điểm nào, ai ra tay trước và trận địa nằm ở đâu. Thêm

Previous Older Entries